MỘT CÁI NHÌN SÂU SẮC VỀ HỘI THÁNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

LÀM THẾ NÀO HỘI THÁNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI KHIẾN CHO CUỘC SỐNG CỦA TÔI ĐI XUỐNG - PHẦN 4 - MỘT CÂU CHUYỆN CỦA THÀNH VIÊN CŨ

PHẦN 4

Trong quá trình nghiên cứu về  Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành thế giới (WMSCOG), tôi đã xem qua nhiều bài viết trên các blog khác nhau được viết bởi những người có thành viên gia đình tham gia vào Hội thánh. Chẳng mấy chốc, một mô hình rõ ràng đã xuất hiện. 

Tôi đọc rất nhiều câu chuyện về cách Hội thánh của Đức Chúa Trời đã hủy hoại cuộc hôn nhân hoặc gia đình của họ. Vì chồng tôi đã quyết định vẫn là thành viên của Hội thánh của Đức Chúa Trời, nên tự nhiên tôi trở nên rất quan tâm. Tôi đã thảo luận về mối quan tâm của tôi với chồng tôi và anh ấy hứa với tôi rằng anh ấy sẽ không để cho Hội thánh ở giữa chúng tôi. Sau này tôi mới biết rằng, Hội thánh của Đức Chúa Trời đang trên đường thực hiện điều đó.

Chồng tôi giải thích rằng anh ấy cần phải dành nhiều thời gian hơn trong Hội thánh bởi vì anh ấy cần phải học Kinh Thánh và học nhiều hơn. Điều này tất nhiên làm cho tôi tức giận vì nó dường như là một nỗ lực trắng trợn để chiếm hết tất cả thời gian của chồng tôi để giữ anh ấy tránh xa tôi. Nếu Hội thánh của Đức Chúa Trời không cho phép tôi ngồi cạnh các "chị em"  trong buổi thờ phượng cuối cùng mà tôi tham dự để ngăn tôi khỏi làm "nhiễm độc" họ với những nghi ngờ của tôi, thì họ sẽ cố gắng giữ chồng tôi cách xa tôi bao nhiêu cũng bởi cùng một  lý do như vậy?

Những cuộc cãi vã giữa chúng tôi tăng lên và thời gian chúng tôi dành cho nhau giảm đi. Một đêm, chồng tôi nói với tôi rằng tôi sẽ xuống địa ngục vì tôi không còn giữ ngày Sabát nữa. Tôi nghĩ rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới là người duy nhất quyết định được điều đó. Tôi tức giận. Dường như chồng tôi đang coi thường tôi như tôi là một người thấp kém hơn, bởi vì tôi không còn muốn tham dự Hội thánh của Đức Chúa Trời nữa. Chẳng mấy chốc, anh ấy bắt đầu đến Hội thánh mỗi ngày sau giờ làm việc và về nhà sau nửa đêm. Chúng tôi mới cưới và chúng tôi hiếm khi gặp nhau hoặc dành thời gian cho nhau. Tôi ngày càng thất vọng và tức giận. Sáu tháng sau khi tôi rời Hội thánh của Đức Chúa Trời, chồng tôi đã bị thuyết phục rằng tôi đang bị Satan sử dụng để ngăn anh ấy đến Hội thánh, cho nên anh ấy đã dọn đi vào thứ Sáu khi tôi đang làm việc. Khi tôi đi làm về, tất cả mọi thứ của anh ấy đều biến mất. Tôi không thể tin rằng anh ấy làm một việc như vậy! Tôi hoàn toàn bị hủy hoại! Có vẻ như Hội thánh của Đức Chúa Trời đang khiến anh ấy phát điên.

Chúng tôi ngồi xuống nói chuyện vào buổi tối vào ngày anh ấy chuyển đi. Tôi giải thích với anh ấy rằng những gì anh ấy đang làm không phải là Kinh Thánh. Kinh Thánh nói rằng hôn nhân là một giao ước, Đức Chúa Trời ghét ly dị và một người đàn ông không nên bỏ vợ ngoại trừ lý do ngoại tình. Khi tôi còn là thành viên của Hội thánh này, chủ đề về hôn nhân và tầm quan trọng của nó không bao giờ được thảo luận trong Hội thánh của Đức Chúa Trời. Anh ấy tiếp tục giải thích rằng anh ấy không còn có thể sống với tôi nữa vì tin nhắn của tôi sẽ lan truyền như ung thư (trích trong II Timôthê 2:17). Điều này không đúng. Câu mà anh ấy trích dẫn đề cập đến việc Hy-mê-nê và Phi-lết đang cho rằng sự phục sinh của Đức Chúa Jesus không bao giờ xảy ra (xem  II Timôthê 2:18 & 1 Cô-rinh-tô 15:12). Anh ấy tin rằng bởi vì tôi đã bắt đầu tham dự một nhà thờ Công giáo thờ phượng ngày Chủ nhật rằng việc làm này bằng cách nào đó sẽ buộc anh ấy phải làm như vậy. Làm thế nào điều này xảy ra được, tôi không biết. Các thành viên của Hội thánh của Đức Chúa Trời coi việc thờ phượng ngày Chủ nhật là một tập tục ngoại giáo. Tôi vẫn không hiểu được mối liên hệ giữa Hội thánh thờ ngày Chủ nhật mà tôi đang tham dự với những người được đề cập trong Kinh Thánh đã rao giảng rằng Đức Chúa Jesus đã không phục sinh. Chỉ là một câu Kinh Thánh đã được diễn giải ngoài bối cảnh của nó. (đây là cách Hội thánh của Đức Chúa Trời thường dùng ). Không cần phải nói, cuộc trò chuyện không hiệu quả vì anh ấy đã rời đi và từ chối cho tôi biết anh ấy sẽ đi đâu.

Hai ngày sau, chồng tôi đồng ý đến và nói chuyện với tôi một lần nữa. Tôi yêu cầu anh ấy trở về nhà. Anh ấy nói rằng cách duy nhất anh ấy quay trở lại, là nếu tôi đồng ý tham dự một buổi thờ phượng vào ngày Sabát mỗi tuần. Nghe có vẻ ép buộc quá. Tôi miễn cưỡng đồng ý, và anh ấy dọn về nhà. Mặc dù tôi biết những lời dạy đó là sai và từ chối tham gia vào những lúc cầu nguyện, tôi đã đồng ý tham dự các buổi thờ phượng  để cố gắng cứu vãn cuộc hôn nhân của mình. Mọi thứ sẽ ổn trong vài ngày nhưng chỉ đó là sự im lặng trước cơn bão.

Chồng tôi khăng khăng bắt tôi học lại Kinh Thánh. Tôi đã sắp xếp thời gian để học với nữ chấp sự mà tôi đã kết bạn trong năm đầu tiên khi tôi còn là thành viên. Cô ấy dường như không bao giờ rảnh khi tôi đến Hội thánh. Tôi sẽ học với mục sư. Chồng tôi có mặt trong buổi học đầu tiên với mục sư nhưng buổi học này không thành công. Mục sư trở nên rất thất vọng khi tôi đặt câu hỏi. Vào cuối buổi học, tôi yêu cầu mục sư cho tôi biết Kinh Thánh nói gì về việc ly dị. Ông ta không trả lời. Thay vào đó ông ta giải thích rằng ông ta không can thiệp vào mối quan hệ của tôi với chồng tôi và đó là quyết định cá nhân của chúng tôi, nếu chúng tôi muốn ở lại với nhau hay không. Buồn cười vì tôi đã không hỏi ông ta về chủ đề này, tôi chỉ nói ông ta giải thích những gì Kinh Thánh nói về việc ly hôn. Tôi nói rằng tôi cần phải hiểu lý do tại sao chồng tôi lại nghĩ rằng rằng việc rời bỏ tôi là ổn. Ông ta trở nên rất bực bội và nói rằng, "sự khác nhau đó là cả hai người sẽ chết". Ông ta ám chỉ rằng chồng tôi và tôi nên quan tâm đến sự cứu rỗi của chúng tôi (Theo Hội thánh của Đức Chúa Trờiđiều này đạt được bằng cách giữ ngày Sabát, Lễ Vượt qua, dâng 1/10 thu nhập và nhiều yêu cầu khác )hơn là cuộc hôn nhân của chúng tôi. Sau tuyên bố đó, buổi học Kinh Thánh kết thúc. Tôi sẽ chỉ học một lần nữa khoảng hai tuần sau, không có chồng tôi.

Buổi thờ phượng đầu tiên tôi sau 6 tháng khá khó chịu. Tôi đã nói với chồng tôi trước đó rằng tôi muốn ngồi với anh ấy trong suốt buổi thờ phượng. Vì trước đây, tôi đã được ngồi bên cạnh anh ấy nên tôi đã nghĩ rằng chuyện đó không thành vấn đề. Tôi đã sai. Khi tôi đến đó, tôi đã nói với "người chị em" chịu trách nhiệm sắp xếp chỗ ngồi rằng tôi muốn ngồi cạnh chồng tôi. Bất thình lình, không ai biết chồng tôi ở đâu. Tôi đột nhiên được phép ngồi cạnh "các chị em" trong Hội thánh, tôi bị kẹp giữa một nữ chấp sự và một nữ truyền đạo sư. Có lẽ họ sẽ là những người ngồi đệm để ngăn chăn tôi, không cho tôi lan truyền sự nghi ngờ sang các "chị em" khác. Sau buổi thờ phượng, tôi nói chuyện với chồng tôi về việc sắp xếp chỗ ngồi. Anh ấy giải thích là một chấp sự đã nói với anh ấy rằng sẽ tốt nhất nếu chúng tôi không ngồi cùng nhau vì như vậy thì anh ấy mới có thể tập trung vào bài giảng khi thờ phượng được. Chấp sự nghĩ rằng chồng tôi sẽ bị tôi làm cho xao lãng. Tại sao trước đây, đây không phải là vấn đế đối với họ? Đây chỉ là một sự không nhất quán nữa của họ mà thôi.

Khoảng một tháng sau khi tôi quay trở lại Hội thánh, chồng tôi báo với tôi rằng tôi không được phép quay trở lại Hội thánh nữa. Anh ấy nói với tôi rằng mục sư đã phát hiện ra rằng tôi đã đăng một số thông tin tiêu cực về Hội thánh lên mạng. Anh cũng đề cập đến một trang facebook nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết. Chồng tôi đảm bảo với tôi rằng họ đã cho anh ta thấy bằng chứng không thể chối cãi rằng tôi là người đã đăng thông tin tiêu cực về Hội thánh lên mạng. Tôi yêu cầu chồng tôi cho tôi xem trang facebook trên máy tính nhưng anh ấy nói rằng anh ấy không nhớ cách vào trang ấy. Khoảng hai ngày sau tôi gọi cho mục sư và hỏi anh ta đang đề cập đến trang facebook nào? Mục sư nói rằng "cô đến đây và tôi sẽ chỉ cho cô thấy". Tôi đồng ý gặp ông ta vào chiều hôm đó.

Khi tôi đến Hội thánh, tôi thấy chồng tôi cũng tham gia buổi họp này nữa. Chồng tôi đã nói dối tôi về việc anh ấy ở đâu trước cuộc họp. Anh ấy đã sắp xếp để tham dự cuộc họp này mà tôi không biết. Tôi ngồi xuống với mục sư, một chấp sự và chồng tôi để thảo luận về vấn đề này. Thật ngạc nhiên, tôi đã được chào đón với một "Bản cam kết không tiết lộ" (Non-Disclosure Agreement) dài 2 trang. người chấp sự giải thích "chúng tôi đã chuẩn bị điều này để bảo vệ cô và để bảo vệ chúng tôi...có nghĩa là chúng tôi không nói bất cứ điều gì về cô cũng như cô không nói bất cứ điều gì xấu về chúng tôi". Tôi tự nghĩ, tại sao tôi cần được bảo vệ? Tôi không làm gì sai cả.

Ông ấy tiếp tục giải thích rằng trong quá khứ mọi người đã đến thăm Hội thánh của họ và sau đó đã "nói dối rất tệ" về họ trên Internet. Tôi yêu cầu họ cho tôi xem "bằng chứng" mà chồng tôi nói là họ có. Yêu cầu của tôi đã bị từ chối. Người chấp sự nói rằng "chúng tôi sẽ không làm gì khiến cô gặp vấn đề với Mark, liệu có ổn không khi đọc những điều này trước mặt Mark?". Tôi không chấp nhận rằng việc này làm cho chồng tôi khó chịu, nhưng mục sư khuyên chồng tôi rời khỏi phòng.  Dưới đây là những bình luận trên mạng mà người chấp sự đọc cho tôi từ một số giấy tờ anh ta có trước mặt:

"Chồng tôi bị những người này tẩy não. Thật lố bịch! Tôi đã tranh luận với anh ấy. Tất cả những gì anh ấy trả lời cho bất kỳ quan điểm nào của tôi là nếu không đi Hội thánh này thì đi đâu? Về cơ bản vì không có Hội thánh nào khác tổ chức ngày Sabát vào Thứ Bảy và Lễ Vượt Qua. Anh ta công khai thừa nhận rằng anh ta không thể giải thích bất cứ điều gì trong Kinh Thánh mà không có những lời dạy của Hội thánh của Đức Chúa Trời. Tôi không thể chấp nhận được! Vì vậy, khi tôi đọc những câu trong Kinh Thánh được hiểu rõ ràng bởi bất kỳ ai đọc chúng, anh ấy nói rằng tôi đang giải nghĩa Kinh Thánh theo ý mình."

"Cách họ tính ngày của các Lễ trọng thể, theo một trong những chấp sự sau một trong những buổi thờ phượng vài tuần trước, chỉ có Mục sư tổng hội trưởng ở Hàn Quốc biết cách tính. Rõ ràng đó là thông tin bí mật mà không ai ngoài Mục sư tổng hội trưởng được phép biết. Nếu bạn hỏi, họ sẽ nói với bạn rằng người Do Thái tính toán sai tất cả các ngày, ví dụ về thời điểm họ bắt đầu cử hành ngày Sabát. Người Do Thái, từ những gì tôi hiểu, bắt đầu ngày Sa-bát vào tối thứ Sáu. Theo Hội thánh của Đức Chúa Trời, điều này là sai, do đó tất cả các ngày của họ đều sai. Hãy hình dung về điều đó."

Tôi yêu cầu chấp sự giải thích những phần nào của bình luận mà anh ta đọc theo ý kiến ​​của anh ta, là những lời nói dối? Anh ấy nói rằng, "phần nói về việc anh ấy bị tẩy não". Ông ta giải thích rằng mọi người đều có quyền với ý kiến ​​của họ, nhưng ý kiến ​​của họ có thể là một lời nói dối. Họ từ chối cho tôi biết những bình luận này đến từ trang web nào. Chấp sự giải thích rằng những bình luận này đã được đăng trên "một số diễn đàn trên mạng" với địa chỉ email cá nhân của tôi. Sau đó, ông ta tiếp tục cáo buộc tôi đăng các liên kết đến các trang web khác về Hội thánh trên RickRoss.com. Một lần nữa tôi yêu cầu mục sư và chấp sự vui lòng chỉ cho tôi nơi họ có được thông tin. Sau đó, chấp sự hỏi "bạn có muốn ký tên vào bản cam kết này trước khi tôi chỉ cho bạn không?". Tôi đã từ chối ký vào "Bản cam kết không tiết lộ" này và một lần nữa yêu cầu tôi phải được cho xem bằng chứng về những cáo buộc chống lại tôi. Chấp sự sau đó khăng khăng bắt tôi đọc "Bản cam kết không tiết lộ"  này  trước mặt mục sư. Mục sư giải thích về vấn đề này: "Không có gì. Cái này là chúng ta bảo vệ lẫn nhau mà thôi". Tôi vẫn không hiểu vì sao tôi cần được bảo vệ. Tại sao tôi cần được bảo vệ từ Hội Thánh của Đức Chúa Trời? Tôi đã đọc bản cam kết và về cơ bản nó nói rằng tôi không thể thảo luận bất cứ điều gì tôi đọc, nghiên cứu hoặc nghe trong Hội thánh  với bất cứ ai ngoại trừ chồng tôi. Tôi không thấy bản cam kết này có chứa bất kỳ tuyên bố nào để đảm bảo rằng Hội thánh sẽ không nói "bất cứ điều gì xấu" về tôi như đã được tuyên bố trước đó bởi chấp sự. Mục sư nói "Chuyện gì xảy ra nếu ai đó nói xấu cuộc sống cá nhân của bạn, bạn có thích không? " Đây có phải là một lời đe dọa để nói xấu tôi?

Mục sư giải thích rằng nếu tôi rời khỏi Hội thánh, tôi không mang theo bất kỳ sách vở hay bài giảng đạo nào. Điều thú vị là, Hội thánh của Đức Chúa Trời có hầu hết các "bài giảng" trực tuyến trên trang web chính thức của họ. Tôi cũng đã thấy các thành viên của họ sao chép và dán chúng vào các bình luận trên các blog khác nhau. Những gì mà Hội thánh của Đức Chúa Trời dạy thì không phải là bí mật? Sau đó, mục sư nói rằng nếu tôi rời khỏi Hội thánh và "nói xấu" về Hội thánh  thì ông ta "phải làm một cái gì đó...thuê một luật sư". Sau đó, ông đã đề cập đến việc những người khác đã buộc tội Hội thánh về việc hay "kiện tụng mọi người". Ông ta cũng thừa nhận đã kiện "nhiều người", vì đã "tiết lộ" tất cả mọi thứ về Hội thánh và nói rằng "nếu cô không phải là một trong số họ thì tôi chỉ muốn bảo vệ cô, nhưng nếu cô là một trong số họ thì cô gặp vấn đề rồi đó". Mục sư sau đó đã nói " thông qua bài bình luận trên mạng này, rõ ràng đó là của cô". Tại thời điểm này rõ ràng là mục sư đang đe dọa để kiện tôi. Mục sư và chấp sự sẽ không cho phép tôi lấy một bản sao của cam kết mà họ yêu cầu tôi ký để tôi có thể đưa cho luật sư xem. Sau đó, chấp sự nói rằng ông ta sẽ gửi một "phiên bản sửa đổi nhiều hơn nữa "cho luật sư của tôi nếu tôi nhờ luật sư của tôi liên hệ trực tiếp với họ. Một lần nữa, mục sư lại  đe dọa tôi khi ông ta nói "nếu nó không phải là cô thì nó ok, nhưng nếu đó là cô thì đó là một vấn đề". Họ một lần nữa từ chối cho tôi xem bất kỳ bằng chứng nào về những lời buộc tội của họ. Họ cũng tuyên bố rằng họ đã yêu cầu địa chỉ IP và địa chỉ email của tôi từ các diễn đàn và các diễn đàn đã gửi cho họ tất cả thông tin mà họ yêu cầu. Họ lại bảo đảm với tôi rằng sau khi tôi ký "bản cam kết" này, họ sẽ có thể chỉ cho tôi thấy "tất cả các bằng chứng" này. Hầu hết các diễn đàn, bao gồm cả facebook, không thể cung cấp Địa chỉ email và địa chỉ IP của một thành viên chỉ vì một yêu cầu quá đơn giản này. Việc tiết lộ loại thông tin cá nhân này chỉ được đưa ra nếu người yêu cầu cung cấp văn bản do tòa án ban hành. Nếu trên thực tế, Hội thánh của Đức Chúa Trời có địa chỉ email và địa chỉ IP của tôi được đính kèm với bất kỳ nhận xét nào mà họ cáo buộc tôi đã đăng, vậy thì làm thế nào họ có được thông tin này? Tôi đã thấy các bình luận trên các diễn đàn và thậm chí các video trên YouTube cáo buộc Hội thánh của Đức Chúa Trời hack các trang web. Tôi bắt đầu tự hỏi, đây có phải là một trong những trường hợp đó không?

Tôi tự hỏi có phải Hội thánh của Đức Chúa Trời làm điều này thường xuyên. Họ có theo dõi thông tin về Hội thánh của Đức Chúa Trời trên Internet không? Nếu như vậy thì tại sao? Tôi nhớ mục sư nói rằng "chúng tôi đã phát hiện ra điều gì đó không tốt cho chúng tôi, đó là lý do tại sao chúng tôi gọi cô và bảo cô đến để kiểm tra...chúng tôi đã cố gắng tìm ra ai là người tin Chúa". Việc giám sát hoạt động trên Internet là cách mà Hội thánh của Đức Chúa Trời kiểm tra đức tin các thành viên của họ hay sao? Có phải các Hội thánh khác quan tâm đến những gì được viết về họ trên mạng không? Các Hội thánh khác có yêu cầu các thành viên của họ ký các "Bản cam kết không tiết lộ" trước khi họ bị đuổi ra không? Loại hành vi này là hành vi của một công ty, doanh nghiệp chứ không phải là hành vi của một Hội thánh.

Trong cuộc gặp gỡ này, mục sư và chấp sự đã đề cập hơn một lần rằng họ không cố tình gây ra vấn đề giữa hai vợ chồng tôi. Nếu điều này là thật, tại sao họ lại đối chất với chồng tôi khi họ tìm ra "cái gọi là bằng chứng này" trước khi nói anh ấy thông báo cho tôi?  Nhưng sau đó, mục sư nói rằng trong tình huống này, nếu chồng tôi đọc những bình luận này và phát hiện ra rằng tôi là người đã viết thì "làm sao 2 người có thể ở bên nhau như vậy?". Rõ ràng ý định của họ là gây chia rẽ vợ chồng tôi. Chồng tôi đã có quyết định của mình khi họ đối chất với anh ấy vài ngày trước cuộc họp này. Anh ấy xem việc tôi từ chối ký "bản cam kết không tiết lộ" là thừa nhận tội lỗi. Nhưng tôi đã giải thích với chồng tôi rằng nếu tôi ký thì tôi sẽ không có quyền tự do ngôn luận. Tại sao một Hội thánh muốn làm cho một trong những thành viên cũ của họ im lặng?

Chẳng bao lâu nữa, chồng tôi trở nên hoàn toàn chống lại tôi...

______________________

Lời người dịch: trong Phần 4 này, tôi thấy những điều sau : 
  • Hội thánh của Đức Chúa Trời đã không minh bạch khi không đưa cho cô ấy bằng chứng chứng minh cô ấy "nói xấu" Hội thánh của họ trên mạng, mà cứ nhất quyết khẳng định là cô ấy. Điều này nếu ra tòa thì họ sẽ bị tội vu khống. Thật sự thì Hội thánh của Đức Chúa Trời cũng không minh bạch trong rất nhiều điều: khi làm phép Báptêm cho các thành viên mới, những thành viên này chỉ được biết những bài cơ bản trong Kinh Thánh mà thôi, họ giấu diếm rất nhiều. Sau này các thành viên mới được học về việc dâng 1/10 thu nhập, hay các lời tiên tri liên quan đến An Xang HồngZahng Gil Jah. Một Hội thánh không minh bạch là một Hội thánh không tốt. Theo ông Steve Hassan, một Hội thánh không minh bạch là một trong những dấu hiệu của "tà đạo". 
  • Hội thánh của Đức Chúa Trời nói rằng khi họ gửi yêu cầu cho các diễn đàn để cung cấp thông tin của cô ấy rồi sau đó các diễn đàn này cung cấp thì chắc chắn là nói dối. Không một diễn đàn nào, hay facebook, youtube... được phép cung cấp thông tin của các thành viên cho bên thứ ba (điều này có trong Điều khoản sử dụng khi người ta đăng ký thành viên). Các diễn đàn, facebook, youtube... chỉ được quyền cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ tòa án hoặc chính phủ, công an. 
  • Vậy tại sao họ lại có được thông tin của cô ấy? Nhiều người đã nói rằng họ bị Hội thánh của Đức Chúa Trời hack các trang web, tài khoản của mình. Nếu điều này là thật thì Hội thánh của Đức Chúa Trời đã vi phạm Luật an ninh mạng của Việt Nam và của Mỹ cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đó có lẽ là lý do mà họ không dám đưa ra bằng chứng cho cô ấy, vì nếu đưa ra thì sẽ chứng minh là họ hack. 
  • Nếu Hội thánh của Đức Chúa Trời thật sự tốt đẹp thì tại sao họ lại sợ các thành viên nói xấu họ? Mỹ là một quốc gia tự do ngôn luận, ngay cả tổng thống cũng bị nói xấu, và Luật pháp không cấm điều này. Vậy Hội thánh của Đức Chúa Trời có quyền gì mà bắt các thành viên ký "bản cam kết không tiết lộ"? Khi gia nhập Hội thánh này, họ không hề thông báo rằng các thành viên sẽ phải ký "bản cam kết không tiết lộ" này, cho nên việc cô ấy không ký bản cam kết này là hoàn toàn đúng đắn. 
  • Nếu thật sự Hội thánh của Đức Chúa Trời là Hội thánh tốt đẹp, có tình yêu thương, có Đức Chúa Trời chân thật và họ không muốn chia rẽ vợ chồng cô ấy, thì khi họ phát hiện cô ấy "nói xấu" họ, thì họ phải cùng với chồng cô ấy khuyên dỗ, giải thích cho cô ấy hiểu, để cô ấy quay trở lại và nhận được sự cứu rỗi, rồi hòa giải cho 2 vợ chồng cô ấy, chứ không phải nói những lời đe dọa, buộc cô ấy ký tên vào "bản cam kết không tiết lộ" và đuổi cô ấy ra khỏi Hội thánh như thế. 

Chia sẻ - Sharing is Caring !

Facebook Twitter Favorites Delicious Digg Stumbleupon More