MỘT CÁI NHÌN SÂU SẮC VỀ HỘI THÁNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

AN XANG HỒNG LÀ AI?

An Xang Hồng hay Ahn Sahng-hong (tiếng Hàn Quốc: 안상홍; âm Hán Việt: An Thương Hồng) là một mục sư người Hàn Quốc, là người sáng lập ra Hội Thánh của Đức Chúa Trời Nhân Chứng Jesus.

ZAHNG GIL JAH LÀ AI?

Zahng Gil Jah (장길자), sinh ngày 29/10/1943, là người Hàn Quốc, được những thành viên Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới (WMSCOG) xưng là Đức Chúa Trời Mẹ.

AN XANG HỒNG KHÔNG CÔNG NHẬN CÓ ĐỨC CHÚA TRỜI MẸ

Vào năm 1980, An Xang Hồng viết một quyển sách có tựa đề là "Giải thích về Giêsuralem mới và vấn đề về khăn trùm đầu của cô dâu", trong đó, ông mô tả ý tưởng về Đức Chúa Trời Mẹ là ảo tưởng.

LỄ VƯỢT QUA CÓ THỰC SỰ GIÚP THOÁT KHỎI TAI VẠ?

Một Hội Thánh chi nhánh của Hội Thánh của Đức Chúa Trời tại New Zealand đã bị thiệt hại bởi 1 trận động đất vào ngày 22/2/2011, dù họ luôn khoe khoang là họ được vượt qua mọi tai vạ nhờ giữ LVQ.

H.W.ARMSTRONG KHÔI PHỤC LẠI LỄ VƯỢT QUA TRƯỚC AN XANG HỒNG

Sự thật là vào khoảng cuối những năm 1930, Herbert W.Armstrong chính là người đã khôi phục lại Lễ Vượt Qua tại Hội thánh của Đức Chúa Trời trên toàn thế giới(Worldwide Church of God).

HỘI THÁNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI GiỮ LỄ TRỌNG THỂ SAI NGÀY!

Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã giữ Lễ trọng thể sai ngày trong rất nhiều năm, dù họ luôn khoe khoang là họ làm đúng theo Kinh Thánh.

HỘI THÁNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI GIẢI NGHĨA SAI KINH THÁNH

Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã giải nghĩa sai Kinh Thánh rất nhiều, dù họ luôn khoe khoang rằng họ là Hội Thánh duy nhật giải nghĩa đúng Kinh Thánh và làm đúng theo Kinh Thánh.

HỘI THÁNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH RẤT ĐÁNG NGỜ !

Trong rất nhiều năm, tình hình tài chính của Hội Thánh của Đức Chúa Trời thật sự rất đáng ngờ!

GiẢI THƯỞNG CỦA NỮ HOÀNG ANH: SỰ THẬT VÀ HƯ CẤU!

Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã nhận được giải thưởng phụng sự tình nguyện của nữ hoàng Anh vào tháng 6/2016, nhưng cách mà họ tuyên truyền về giải thưởng này có rất nhiều điều không đúng sự thật !

CHIẾN THUẬT HTCĐCT SỬ DỤNG ĐỂ KIỂM SOÁT THÀNH VIÊN

Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới (WMSCOG) thật sự là một tổ chức rất giỏi trong việc kiểm soát tâm trí (mind control) các thành viên của họ.

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

TẠI SAO NÓI HỘI THÁNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ TÀ ĐẠO?

Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới đã bị cáo buộc là tà đạo từ năm 2005. Niềm tin, giáo lý, cách thực hành giáo lý và cách đối xử với các thành viên của họ đã bị chỉ trích rộng rãi trên trang web này cũng như những người khác ở Mỹ, Hàn Quốc và nhiều nước trên thế giới.

Trên quan điểm của Kitô giáo thì Hội thánh của Đức Chúa Trời có phải là tà đạo?

Từ quan điểm Kitô giáo, tà đạo là những nhóm tự xưng là Kitô hữu nhưng đi chệch khỏi các giáo lý cơ bản của Kitô giáo như Ba Ngôi, thần tánh của Đức Chúa Jesus và sự cứu rỗi chỉ bằng đức tin.

Hội thánh của Đức Chúa Trời làm biến dạng hoàn toàn giáo lý về Chúa Ba Ngôi (Cha, Con và Thánh Thần) bằng cách thêm một nhân vật mới, đó chính là Đức Chúa Trời Mẹ (Zhang Gil Jah). Hội thánh của Đức Chúa Trời đi chệch khỏi thần tánh của Đức Chúa Jesus bằng cách tôn thờ An Xang Hồng, người mà các thành viên tin là Đức Chúa Jesus đến lần thứ hai, dù cho có rất nhiều bằng chứng chứng minh An Xang Hồng không phải là Đức Chúa Jeus đến lần thứ hai và ông cũng không phải là Đức Chúa Trời.

Hội thánh của Đức Chúa Trời dạy rằng sự cứu rỗi thông qua việc làm. Các thành viên được dạy rằng để nhận được sự cứu rỗi, họ bắt buộc phải dâng 1/10 thu nhập, giữ thờ phượng vào ngày Sa-bát Thứ Bảy, giữ các Lễ trọng thể trong Cựu Ước và đi truyền đạo để chiêu mộ thêm thành viên mới, và còn nhiều yêu cầu khác nữa.

Các Hội thánh tà đạo cũng thường dạy rằng có một điều gì đó mà Đức Chúa Jesus còn dang dở mà các nhà lãnh đạo tôn giáo tương ứng của họ được giao nhiệm vụ hoàn thành. Trong trường hợp của Hội thánh của Đức Chúa Trời, họ dạy rằng An Xang Hồng phải khôi phục Lễ Vượt qua và hoàn thành lời tiên tri của ngôi Vua David, mà họ cho rằng Đức Chúa Jesus chỉ hoàn thành một phần. Do đó, từ góc độ Kitô giáo, Hội thánh của Đức Chúa Trời  là tà đạo.

Trên quan điểm của Tâm lý học thì Hội thánh của Đức Chúa Trời có phải là tà đạo?


Hiệp hội Tâm lý học Mỹ  định nghĩa tà đạo như sau:


Nguyên văn bằng Tiếng Anh:

"



cult

n.
1. a religious or quasi-religious group characterized by unusual or atypical beliefs, seclusion from the outside world, and an authoritarian structure. Cults tend to be highly cohesive, well organized, secretive, and hostile to nonmembers.
2. the system of beliefs and rituals specific to a particular religious group."
Dich sang Tiếng Việt:
"Tà đạo
1. một nhóm tôn giáo hoặc bán tôn giáo được đặc trưng bởi niềm tin bất thường hoặc không điển hình, tách biệt với thế giới bên ngoài và một hệ thống độc đoán. Các giáo phái có xu hướng gắn kết cao, được tổ chức tốt, bí mật và thù địch với những người không phải là thành viên.
2. hệ thống tín ngưỡng và nghi lễ dành riêng cho một nhóm tôn giáo cụ thể."
Niềm tin mà mọi người có thể coi là bất thường nhất là niềm tin của Hội thánh của Đức Chúa Trời, rằng An Xang Hồng là Đức Chúa Jesus đến lần thứ hai và Zhang Gil Jah là Đức Chúa Trời Mẹ. Hội thánh của Đức Chúa Trời tách biệt các thành viên của mình khỏi thế giới bên ngoài bằng cách dạy rằng những người bên ngoài nhà thờ bị ma quỷ kiểm soát. Trong Hội thánh của Đức Chúa Trời, người có thẩm quyền trong mọi việc là Zhang Gil Jah. Một số cuộc hôn nhân trong nhóm được cho là do mẹ (Zhang Gil Jah) sắp xếp. Một cụm từ thường được sử dụng trong nhóm là "mẹ nói", "mẹ phán" (được chèn bất cứ điều gì mà Hội thánh của Đức Chúa Trời muốn thành viên làm). Hội thánh của Đức Chúa Trời là một hệ thống được tổ chức rất tốt có hình dạng của một kim tự tháp. Zhang Gil Jah và Tổng mục sư Kim Joo Cheol đứng đầu, sau đó là các mục sư, truyền đạo sư, chấp sự, địa vực trưởng hay nhóm trưởng, khu vực trưởng và các thành viên. Những người ở trên đỉnh của kim tự tháp biết tất cả lịch sử của nhóm, sau đó thông tin sẽ bị bớt đi hoặc họ nói dối khi họ thấy phù hợp. Các thành viên được hướng dẫn báo cáo bất kỳ điều gì họ có thể có với lãnh đạo.
Trong sách "Chiên ta nghe tiếng ta" do mục sư tổng hội trưởng Kim Joo Cheol viết, trang 61 có đoạn:
"Nếu bạn có vấn đề liên quan đến đức tin của bạn, xin vui lòng nói chuyện với mục sư ngay lập tức. Nếu bạn nói với anh em của bạn về đức tin yếu đuối, anh ta sẽ học được gì từ bạn? Bạn có thể cảm thấy tốt hơn, nhưng khi anh em nghe bạn nói về những rắc rối của bạn, anh ấy có thể bị tổn thương. Cánh cửa của người tư vấn luôn mở. Bất cứ khi nào bạn cần, bạn có thể gọi điện hoặc đến thăm mục sư của bạn để giải quyết vấn đề của bạn".
Hội thánh của Đức Chúa Trời đặc biệt thù địch với các thành viên cũ của nhóm, như lời giải thích của một thành viên cũ của Hội thánh ở đây (bằng Tiếng Anh). Mình sẽ dịch video này sang Tiếng Việt để các bạn không biết Tiếng Anh có thể hiểu. 
Như vậy, trên quan điểm của Tâm lý học thì Hội thánh của Đức Chúa Trời là tà đạo.
Hội thánh của Đức Chúa Trời đã phản ứng như thế nào khi bị gọi là tà đạo?
Một đặc điểm của tà đạo là họ không dung thứ cho bất kỳ lời chỉ trích tiêu cực nào. Năm 2011, Hội thánh của Đức Chúa Trời tại New Jersey đã đệ đơn kiện tại Virginia để đáp lại lời buộc tội rằng Hội thánh của Đức Chúa Trời này là một tà đạo phá hủy gia đình, hủy hoại hôn nhân và làm mất tất cả thời gian và tiền bạc của các thành viên. Hội thánh của Đức Chúa Trời tại New Jersey cuối cùng đã bỏ đơn kiện và xử lý lại khiếu nại tại Tòa án New Jersey vào năm 2012. Vào tháng 2 năm 2015, Tòa đã bác bỏ đơn kiện của Hội thánh của Đức Chúa Trời, và phản đối Hội thánh của Đức Chúa Trời, đồng nghĩa là họ đã thua kiện (các bạn có thể vào đây để xem văn bản bằng Tiếng Anh của tòa án)
Tại Hàn Quốc, Hội thánh của Đức Chúa Trời cũng đã thất bại trong việc nộp đơn kiện tương tự như vậy.
Các yếu tố kể trên chứng tỏ Hội thánh của Đức Chúa Trời là tà đạo.

AN XANG HỒNG ĐI THEO TIÊN TRI GIẢ SUỐT 10 NĂM

Hội thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền giáo Tin Lành thế giới tuyên bố rằng An Xang Hồng chịu phép Báp têm vào năm 1948, nhưng các tài liệu tại Hội thánh cơ đốc Phục Lâm chứng tỏ An Xang Hồng chịu phép Báp têm vào ngày 9 tháng 10 năm 1954. Hội thánh của Đức Chúa Trời đã làm giả ngày chịu phép Báp têm của An Xang Hồng, họ nói là An Xang Hồng chính tay viết lên phía sau quyển Kinh Thánh của ông là ông chịu phép Báp têm vào năm 1948. Nếu ông thực sự chịu phép Báp têm vào năm 1948, thì trong tài liệu của Hội thánh Cơ đốc Phục Lâm phải có ghi chép chứ. Lấy ví dụ, bạn nói bạn từng học ở trường Đại học Harvard vào năm 1999, bạn ghi chép vào sổ tay của bạn là bạn đã từng học tại trường Đại học Harvard vào năm 1999, nhưng trong danh sách của trường Đại học Harvard vào năm 1999, không có tên bạn. Vậy có phải bạn đã học tại trường Đại học Harvard vào năm 1999 không? Chắc chắn là không.

Sau khi ở trong Hội thánh Cơ đốc Phục Lâm được 10 năm, An Xang Hồng đã bị trục xuất khỏi Hội thánh Cơ đốc Phục lâm, và ông đã thành lập nên Hội thánh của mình, có tên là Hội thánh của Đức Chúa Trời nhân chứng Jesus vào năm 1964.

Trong 10 năm ở trong Hội thánh Cơ đốc Phục Lâm, An Xang Hồng đã theo tiên tri giả. Đó chính là William MillerEllen G. White



William Miller là ai?

William Miller là một trong những người tiên phong đầu tiên của phong trào Cơ Đốc Phục Lâm. William Miller đã dự đoán sai sự trở lại của Đức Chúa Jesus vào năm 1844. Sự kiện lịch sử này được gọi là Sự thất vọng lớn (The Great Disappointment). Nghiên cứu của ông về lời tiên tri Đaniên chương 8 đã đưa ông đến kết luận rằng "việc làm sạch đền thánh" của Daniel là làm sạch thế giới khỏi tội lỗi khi Đức Chúa Jesus đến. Ông và nhiều người khác đã chuẩn bị, nhưng khi ngày 22 tháng 10 năm 1844 đến và không có chuyện gì xảy ra khiến những người trong Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm rất thất vọng. Nếu ai đó tiên tri mà lời tiên tri đó không xảy đến thì đó chỉ là tiên tri giả mà thôi. Như vậy, William Miller chỉ là tiên tri giả mà thôi. An Xang Hồng đã đi theo Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm trong 10 năm, An Xang Hồng cũng nhiều lần tiên tri sai về ngày tận thế, do ông cũng bị ảnh hưởng bởi giáo lý của Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm này.

Ellen G. White là ai?

Ellen G. White đã có ý định có được "tầm nhìn" đầu tiên của mình ngay sau Sự thất vọng lớn vào năm 1844. White được coi là một nhân vật gây tranh cãi. Bà đã viết khoảng 50.000 bản thảo, trong đó có 100 tựa sách bằng tiếng Anh. Đây là danh sách các tác phẩm của Ellen G. White bằng Tiếng Anh. Các tác phẩm của White White tiếp tục là một phần quan trọng của nghiên cứu trong Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm. Hội thánh này xem bà như một nữ tiên tri. Tuy nhiên, Ellen G. White, đã rao giảng nhiều điều mâu thuẫn với Kinh thánh. Dưới đây là bảng tóm tắt những điều mâu thuẫn với Kinh Thánh trong các tác phẩm của bà:

     




Vì Ellen G.White viết rất nhiều điều mâu thuẫn với Kinh Thánh, nên bà ta không phải là Đấng tiên tri đến từ Đức Chúa Trời, và bà chỉ là tiên tri giả mà thôi.


Tại sao việc William Miller  và Ellen G.White là tiên tri giả lại có ý nghĩa chứng minh An Xang Hồng không phải là Đức Chúa Trời ?


William Miller và Ellen G. White là tiên tri giả. William Miller đã tiên tri sai về sự đến của Đức Chúa Jesus đến lần thứ hai, còn Ellen G. White viết các tác phẩm mâu thuẫn với Kinh Thánh đã chứng minh điều đó (Ê-xê-chi-ên 22:28). Tại sao Đức Chúa Jesus phải đến thế gian lần thứ hai và và phải chịu phép Báp têm tại Hội thánh cơ đốc Phục Lâm, nơi mà có các tiên tri giả đã rao giảng những điều trái với Kinh thánh? Ngài sẽ làm theo lời dạy của một tiên tri giả hay sao? Chắc chắn là không? Ellen G. White thậm chí còn đi xa đến mức phạm tội báng bổ và phủ nhận rằng Đức Chúa Jesus là Đức Chúa Trời ! Tại sao Đức Chúa Jesus phải gia nhập một tổ chức mà từ chối thần tánh của Ngài? Chắc chắn là Ngài không bao giờ làm điều đó. Vì lẽ đó, việc An Xang Hồng gia nhập 1 tổ chức có tiên tri giả như Hội thánh Cơ đốc Phục Lâm chứng minh ông không phải là Đức Chúa Jesus đến lần thứ hai, và An Xang Hồng cũng không phải là Đức Chúa Trời.


Có phải An Xang Hồng bắt buộc phải chịu phép Báp têm tại Hội thánh Cơ đốc Phục Lâm?

Bất chấp tất cả những điều này, các thành viên của Hội thánh của Đức Chúa Trời nói rằng An Xang Hồng được tiên tri là chịu phép Báp têm tại Hội thánh cơ đốc Phục Lâm, vì họ nói rằng nói rằng đây là Hội thánh duy nhất lúc đó giữ  ngày Sa-bát thứ bảy.

Tuy nhiên, An Xang Hồng không cần phải chịu phép Báp têm tại Hội thánh cơ đốc Phục Lâm chỉ vì họ là những người duy nhất thờ phượng vào thứ bảy. Đức Chúa Jesus đã không chịu phép Báp têm tại một Hội thánh khác. Đức Chúa Jesus đã bắt đầu chức vụ của mình và bắt đầu Hội thánh của mình tại thời điểm rửa tội. An Xang Hồng, mặt khác, đã không bắt đầu rao giảng giao ước mới Lễ Vượt Qua cho đến khi ông thành lập Hội thánh của riêng mình vào năm 1964. Nếu An Xang Hồng thật sự là Đức Chúa Jesus đến lần thứ hai thi ông chỉ cần đợi đến kỳ là bày tỏ ra giáo lý của mình, chứ không cần phải gia nhập 1 Hội thánh giả dối khác, và lạc lối trong khoảng 10 năm. Những giáo lý của An Xang Hồng giảng dạy trong Hội thánh của Đức Chúa Trời cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi giáo lý của Hội thánh Cơ đốc Phục Lâm này.

Chia sẻ - Sharing is Caring !

Facebook Twitter Favorites Delicious Digg Stumbleupon More