MỘT CÁI NHÌN SÂU SẮC VỀ HỘI THÁNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

CÓ PHẢI ZAHNG GIL JAH ĐẠI DIỆN CHO "CON BÒ CÁI TƠ" TRONG DÂN SỐ KÝ CHƯƠNG 19?

Khi tôi còn ở trong Hội thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới (WMSCOG), tôi được họ dạy rằng Zahng Gil Jah đại diện cho "con bò cái tơ sắc hoe" ở trong sách Kinh Thánh Dân số ký chương 19. Liệu có sự liên hệ chắc chắn nào giữa Zahng Gil Jah và sự hy sinh của "con bò cái tơ sắc hoe" này không?

Tại sao Hội thánh của Đức Chúa Trời tin rằng Zahng Gil Jah đại diện cho "con bò cái tơ sắc hoe" ?


Hội thánh của Đức Chúa Trời cho rằng: "có một "ý nghĩa về phần linh hồn" trong việc "con bò cái tơ" hy sinh, vì đó là động vật nữ duy nhất được hiến tế trong thời đại Cựu Ước. Họ cho rằng Đức Chúa Jesus là "chiên con" của Lễ Vượt Qua, và thông qua sự hy sinh của Ngài, chúng ta nhận được sự tha thứ tội lỗi, như vậy thì "mẹ" là "con bò cái tơ". Giống như lời tiên tri về chiên con Lễ Vượt Qua đã được Đức Chúa Jesus ứng nghiệm, lời tiên tri về  "con bò cái tơ" phải được ứng nghiệm bởi "mẹ". Thông qua sự hy sinh của "mẹ", chúng ta nhận được nước sự sống". Họ dùng câu Kinh Thánh Dân số ký 19:9 để liên hệ với nước sự sống trong Khải Huyền 22:17

Ý nghĩa lịch sử của "con bò cái sắc hoe" (con bò cái màu đỏ)

Những người Ai Cập thờ dân ngoại cho rằng "con bò cái tơ" đại diện cho nữ thần Ai Cập Isis. Nữ thần này đội 1 cái mũ bao gồm những cái sừng bò bao xung quanh một cái đĩa hình mặt trời màu đỏ (xin xem hình bên trái). Iris còn được gọi là "Đức Chúa Trời Mẹ", "nữ vương trên trời", "người phụ nữ màu đỏ", "người phụ nữ bất diệt". Đối với người Ai Cập, Isis đại diện cho tình mẫu tử, phép thuật và sự sinh sản. Kinh Thánh cũng có ghi chép về việc thờ nữ thần của dân ngoại. Giêrêmi chương 44 mô tả những tai vạ mà Đức Chúa Trời giáng xuống người dân Israel bởi vì họ tôn thờ hình tượng "nữ vương trên trời". Hãy xem Giêrêmi 7:18

Giêrêmi 7:18 : Con lượm củi, cha nhen lửa, đờn bà nhồi bột, đặng làm bánh dâng cho nữ vương trên trời, và làm lễ quán cho các thần khác, để chọc giận ta.

Rõ ràng trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời đã rất tức giận khi người dân của Ngài tôn thờ một nữ thần, được gọi là "nữ vương trên trời". Dựa trên các sự kiện lịch sử và bối cảnh Kinh Thánh, chúng ta có thể kết luận rằng sự hy sinh của một "con bò cái " là sự đối lập trực tiếp với niềm tin ngoại giáo của người Ai Cập vào một con bò cái linh thiêng, cũng là đại diện cho "Đức Chúa Trời Mẹ" của họ.

Có phải lời tiên tri về "con bò cái " trong Dân số ký chương 19 được ứng nghiệm?

Cách giải thích của Hội thánh của Đức Chúa Trời về "con bò cái " bị hy sinh trong Dân Số 19 cho thấy rằng để thực hiện lời tiên tri này, một phiên bản nữ của Đức Chúa Trời cần phải xuất hiện trong xác thịt như Đức Chúa Jesus đã làm. Lập luận này chỉ bền vững nếu Đức Chúa Jesus không hoàn thành lời tiên tri bởi sự hy sinh của Ngài trên thập tự giá. Có mối liên hệ nào giữa sự hy sinh của "con bò cái " và sự hy sinh của Đức Chúa Jesus trong Tân Ước không?

Có phải Đức Chúa Jesus đại diện cho chiên con Lễ Vượt Qua và cho "con bò cái "?

Theo Dân số ký 19:3"con bò cái " phải được hy sinh ở bên ngoài trại quân. Đức Chúa Jesus đã ứng nghiệm điều này.

Hêbơrơ 13:12-13 Ấy vì đó mà chính mình Đức Chúa Jêsus đã chịu khổ tại ngoài cửa thành để lấy huyết mình làm cho dân nên thánh. Vậy nên chúng ta hãy ra ngoài trại quân, đặng đi tới cùng Ngài, đồng chịu điều sỉ nhục.

Dân Số ký 19:9 ghi chép rằng mục đích hy sinh của "con bò cái tơ" này là để tẩy uế, để rửa sạch tội lỗi (Theo Kinh Thánh Tiếng Anh: for purification from sin)Đức Chúa Jesus cũng đã hy sinh để rửa sạch tội lỗi của chúng ta, làm cho dân nên thánh (Hêbơrơ 13:12-13).

Dân Số ký 19:2 ghi chép rằng "con bò cái " này phải "không tật không vít" và "chưa mang ách" (chưa sanh nở). Đức Chúa Jesus cũng đã ứng nghiệm lời tiên tri này.

Hêbơrơ 9:13-14 : Vì nếu huyết của dê đực cùng tro bò cái tơ mà người ta rưới trên kẻ ô uế còn làm sạch được phần xác thịt họ và nên thánh thay, huống chi huyết của Đấng Christ, là Đấng nhờ Đức Thánh Linh đời đời, dâng chính mình không tì tích cho Đức Chúa Trời, thì sẽ làm sạch lương tâm anh em khỏi công việc chết, đặng hầu việc Đức Chúa Trời hằng sống, là dường nào!

Sứ đồ Phaolô đã so sánh một cách rõ ràng sự hy sinh của dê đực, của con bò cái tơ với Đức Chúa Jesus. Trong những câu Kinh Thánh trên, Đức Chúa Jesus không tì vết hay khiếm khuyết, đã đáp ứng yêu cầu của tất cả các sự hiến tế động vật, cho dù là con đực (bò đực, chiên đực) hay con cái (bò cái) (Lêvi ký 3:1). Không chỉ là sự hy sinh của "con bò cái " được đề cập cụ thể, mà người ta còn hiểu rằng sự hy sinh của Đức Chúa Jesus đã vượt qua sự rửa sạch tội lỗi mà người Israel hy vọng có được thông qua sự hy sinh của động vật theo luật của Cựu Ước. Do đó, rõ ràng rằng không có sự hy sinh nào khác ngoài sự hy sinh của Đức Chúa Jesus, là cần thiết để chúng ta nhận được sự thanh tẩy hoặc rửa sạch tội lỗi. Trong Hêbơrơ 10:10-14 có thêm bằngchứng về điều này:

Hêbơrơ 10:10-14y là theo ý muốn đó mà chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ một lần đủ cả. Phàm thầy tế lễ mỗi ngày đứng hầu việc và năng dâng của lễ đồng một thức, là của lễ không bao giờ cất tội lỗi được, còn như Đấng nầy, đã vì tội lỗi dâng chỉ một của lễ, rồi ngồi đời đời bên hữu Đức Chúa Trời, từ rày về sau đương đợi những kẻ thù nghịch Ngài bị để làm bệ dưới chơn Ngài vậy. Vì nhờ dâng chỉ một của tế lễ, Ngài làm cho những kẻ nên thánh được trọn vẹn đời đời.

Hêbơrơ 10:10Ấy là theo ý muốn đó mà chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ một lần đủ cả.

Hê-bơ-rơ 7:27:không như những thầy tế lễ thượng phẩm khác, cần phải hằng ngày dâng tế lễ, trước vì tội mình, sau vì tội dân; Ngài làm việc đó một lần thì đủ cả, mà dâng chính mình Ngài làm tế lễ.

Trong những câu Kinh Thánh trên, chúng ta hiểu rằng các sự hiến tế động vật do những thấy tế lễ thực hiện theo luật Cựu Ước không bao giờ rửa sạch tội lỗi. Nhưng Đức Chúa Jesus, một "thầy tế lễ thượng phẩm đời đời, theo ban Mên-chi-xê-đéc" (Hêbơrơ 6:20), bởi một người hy sinh, đã làm cho những kẻ nên thánh được trọn vẹn đời đời. Nếu bởi sự hy sinh Đức Chúa Jesus một lần là đủ cảchúng ta được nên thánh trọn vẹn đời đời , được rửa sạch tội lỗi, thì cần gì phải có một sự hy sinh của một người khác? 

Về nước sự sống thì sao?

Hội thánh của Đức Chúa Trời ví tro của con bò cái tơ được trộn lẫn với nước trong Dân số ký 19:9 như là nước sự sống trong Khải Huyền 22:17. Họ cho rằng tin vào "Đức Chúa Trời Mẹ" thì sẽ được rửa sạch tội lỗi. Do đó, họ nói rằng Zahng Gil Jah là nguồn suối nước sự sống rửa sạch tội lỗi. Nhưng thực chất, trong Khải Huyền 22:17, "Vợ mới" chính là các thánh đồ, là Hội thánh chứ không phải là "Đức Chúa Trời Mẹ". An Xang Hồng đã khẳng định mạnh mẽ về điều này. trong quyển sách của ông: "Interpretation on the New Jerusalem and the Issue of the Head Covering of Brides- "Giải thích về Giêsuralem mới và vấn đề về khăn trùm đầu của cô dâu".

Như vậy, Zahng Gil Jah không phải là "Vợ mới" và ban nước sự sống cho các thánh đồ được. Kinh Thánh nói rằng ai mới chính là nguồn suối nước sự sống?

Giăng 4:14: nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó văng ra cho đến sự sống đời đời.

Trong câu Kinh Thánh trên, Đức Chúa Jesus phán rằng Ngài chính là mạch nước "văng ra cho đến sự sống đời đời." - bản dịch Kinh Thánh Tiếng Anh của Giăng 4:14 là: "spring of water welling up to eternal life." - có nghĩa là "ngọn suối nước sự sống văng ra cho đến sự sống đời đời."

Zahng Gil Jah có ứng nghiệm lời tiên tri về sự hy sinh của "con bò cái tơ" trong Dân số ký chương 19? 

Chúng ta thấy có mối liên hệ rõ ràng giữa sự hy sinh của "con bò cái tơ" và Đức Chúa Jesus. Bởi sự hy sinh của Đức Chúa Jesus, chúng ta được rửa sạch tội lỗi một lần và mãi mãi. Cho nên không cần thêm sự hy sinh của bất cứ ai khác. Hơn nữa, Đức Chúa Jesus chính là ngọn suối nước sự sống cho chúng ta, chứ không phải là Zahng Gil Jah. Cho nên, Zahng Gil Jah không ứng nghiệm lời tiên tri về sự hy sinh của "con bò cái tơ" trong Dân số ký chương 19.

Kết luận

Như vậy, thông qua phân tích lịch sử và Kinh Thánh, chúng ta thấy được rằng, quan điểm của Hội thánh của Đức Chúa Trời cho rằng Zahng Gil Jah chính là "con bò cái tơ" trong Dân số ký chương 19, và sự hy sinh của "con bò cái tơ" chính là sự hy sinh của Zahng Gil Jah để rửa sạch tội lỗi cho chúng ta, là một quan điểm hoàn toàn sai lầm, dựa trên những lý do sau:

  1. Những người Ai Cập thờ dân ngoại cho rằng "con bò cái tơ" đại diện cho nữ thần Ai Cập Isis. Iris còn được gọi là "Đức Chúa Trời Mẹ", "nữ vương trên trời".
  2. Việc thờ phượng "nữ vương trên trời" khiến cho Đức Chúa Trời nổi giận và giáng tai vạ xuống (Giêrêmi 7:18Giêrêmi chương 44). Nếu Hội thánh của Đức Chúa Trời cho rằng Zahng Gil Jah là "con bò cái tơ" này, và các thành viên thờ lạy bà, thì đây chính là hành vi làm cho Đức Chúa Trời giận dữ. 
  3. Sư hy sinh của động vật đực, hay cái, đều được (Lêvi ký 3:1)
  4. Đức Chúa Jesus ứng nghiệm trọn vẹn sự hy sinh của dê đực cũng như của "con bò cái tơ" (Hêbơrơ 9:13-14).
  5. Đức Chúa Jesus hy sinh chỉ một lần là đủ cả, để rửa sạch tội lỗi cho chúng ta (Hêbơrơ 10:10-14Hêbơrơ 10:10Hê-bơ-rơ 7:27). Cho nên, không cần một Đức Chúa Trời mang hình nữ khác hay bất cứ một ai khác hy sinh cho chúng ta. 
  6. Đức Chúa Jesus phán rằng Ngài chính là ngọn suối nước sự sống. Zahng Gil Jah không bao giờ là "ngọn suối nước sự sống".

Chia sẻ - Sharing is Caring !

Facebook Twitter Favorites Delicious Digg Stumbleupon More